Lý giải pha bứt tốc của cổ phiếu VRE (Vincom Retail)
Kể từ khi rơi xuống đáy giá lịch sử 16.800 đồng/cổ phiếu ở phiên 05/8, cổ phiếu VRE đã có đà tăng ấn tượng, bất chấp nhịp điều chỉnh mạnh của thị trường...
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 22/8, cổ phiếu VRE của Công ty CP Vincom Retail (HOSE: VRE) bật tăng mạnh 4,23%, đưa thị giá lên mức 19.700 đồng/cổ phiếu, khối lượng cổ phiếu giao dịch khớp lệnh đạt hơn 22 triệu đơn vị, tăng đột biến so với mức trung bình khối lượng cổ phiếu giao dịch trong 10 phiên gần đây với chỉ 7,8 triệu đơn vị.
Đây đã là phiên thứ 3 liên tiếp tăng điểm của cổ phiếu VRE. Đáng chú ý, trong 8 phiên gần đây, cổ phiếu VRE chỉ có 1 phiên giảm điểm và 1 phiên đứng giá. Rộng hơn, kể từ khi rơi xuống đáy giá lịch sử 16.800 đồng/cổ phiếu ở phiên 05/8, cổ phiếu VRE đã có đà tăng ấn tượng, bất chấp nhịp điều chỉnh mạnh của thị trường. Tính đến kết phiên hôm nay, thị giá cổ phiếu VRE đã tăng 17,3% so với đáy giá lịch sử, tương ứng tăng 3.400 đồng/cổ phiếu.
Cổ phiếu VRE tăng mạnh trong bối cảnh Vincom Retail vừa có quý thứ 6 liên tiếp lãi trên nghìn tỷ |
Cổ phiếu VRE tăng mạnh trong bối cảnh Vincom Retail vừa có quý thứ 6 liên tiếp lãi trên nghìn tỷ. Cụ thể, trong quý 2/2024, Vincom Retail ghi nhận doanh thu thuần đạt 2.479 tỷ đồng, tăng 14% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp này là 1.021 tỷ đồng, tăng nhẹ 2% so với 2023.
Lũy kế 6 tháng đầu năm 2024, Vincom Retail mang về doanh thu thuần 4.733 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 2.104 tỷ đồng, tăng trưởng lần lượt 15% và 4% so với nửa đầu năm 2023. Với kết quả đạt được, doanh nghiệp này đã hoàn thành 50% kế hoạch doanh thu và 48% mục tiêu lợi nhuận cả năm đề ra.
Lũy kế 6 tháng đầu năm 2024, Vincom Retail mang về doanh thu thuần 4.733 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 2.104 tỷ đồng |
Đáng chú ý, vào cuối quý 2, số dư cho vay của Vincom Retail cho các bên liên quan ở mức 2.350 tỷ đồng, bao gồm 1.900 tỷ đồng cho VinFast vay và 450 tỷ đồng cho VinBus vay. Bên cạnh đó, doanh nghiệp này có hơn 16.100 tỷ đồng tiền đặt cọc cho mục đích kinh doanh và đầu tư, trong đó có 13.800 tỷ đồng là tiền đặt cọc cho Vingroup và các bên liên quan.
Ban lãnh đạo Vincom Retail cho biết sẽ thu hồi tất cả các khoản vay của các bên liên quan vào cuối tháng 9/2024, trong khi số dư tiền đặt cọc hợp đồng hợp tác kinh doanh có thể sẽ khó giảm trong tương lai để đảm bảo Vincom Retail có quyền tiếp cận quỹ đất trong kế hoạch phát triển và nhận tài sản theo giá trị sổ sách. Số dư tiền đặt cọc hợp đồng hợp tác kinh doanh có thể được giảm sau khi TTTM đã hoàn tất thi công và được chuyển giao cho Vincom Retail.
Vincom Retail được biết đến là đơn vị quản lý và vận hành hệ thống TTTM lớn nhất cả nước. Tính đến hết quý 2/2024, tổng số TTTM của Vincom Retail tăng lên 86 và tổng diện tích sàn tăng 67.000 m2 lên hơn 1,8 triệu m2. Tỷ lệ lấp đầy trung bình trong Q2/2024 là 83,9%, giảm 1,6 % theo năm nhưng tăng 1,1 % theo quý.
Trong nửa cuối năm 2024, Vincom Retail dự kiến sẽ mở thêm 2 TTTM mới (VCP Bắc Giang và VCP Đông Hà Quảng Trị) với tổng diện tích sàn xây dựng tăng thêm là 27.600 m2. VMM Ocean City sẽ dời ngày khai trương từ cuối năm 2024 sang tháng 4/2025 do: (1) sau kỳ nghỉ Tết sẽ có thêm cư dân chuyển đến sống tại Vinhomes Ocean City làm tăng nhu cầu tiêu dùng mua sắm và (2) quá trình các cơ quan có thẩm quyền kiểm tra nhu cầu kinh tế để xem xét cấp phép mở cửa hàng của một số khách thuê quốc tế mất nhiều thời gian hơn dự kiến...
Cổ phiếu lớn hút tiền, VN-Index có phiên tăng thứ 3 liên tiếp Thị trường mở phiên chiều với lực mua mạnh kéo VN-Index tăng vọt trên mốc tham chiếu. Thanh khoản được cải thiện mạnh và tiếp ... |
Cổ phiếu "họ Vin" nổi sóng sau động thái của Vinhomes (VHM) Bước vào phiên sáng 7/8, VHM, VRE ngay lập tức tăng trần với thanh khoản tăng cao. Cổ phiếu cùng họ là VIC cũng không ... |
Thị trường lại "đói" thanh khoản, VN-Index được kéo nhờ VHM Thị trường chứng khoán trải qua phiên giao dịch ngày 7/8 trong trạng thái "đói" thanh khoản, tuy nhiên, điểm sáng bất ngờ tới từ ... |
Linh Đan