Doanh nghiệp châu Âu lạc quan về triển vọng kinh doanh tại Việt Nam

Báo cáo Chỉ số Niềm tin Kinh doanh (BCI) quý 3/2024 từ EuroCham cho thấy tín hiệu tích cực trong việc mở rộng kinh doanh tại Việt Nam của các doanh nghiệp châu Âu.

Oct 9, 2024 - 14:54
Doanh nghiệp châu Âu lạc quan về triển vọng kinh doanh tại Việt Nam

Việt Nam là điểm đến đầu tư hấp dẫn

Ngày 8/10, Hiệp hội Doanh nghiệp Châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) đã công bố Báo cáo Chỉ số Niềm tin Kinh doanh (BCI) quý 3/2024. Báo cáo cho thấy sự phục hồi đáng kể của niềm tin kinh doanh, với chỉ số BCI tăng từ 45,1 (quý 3/2023) lên 52,0 (quý 3/2024). Dù phải đối mặt với hậu quả của siêu bão Yagi và những thách thức trong vận hành, gần 47,4% doanh nghiệp vẫn lạc quan về sự cải thiện của nền kinh tế vĩ mô trong quý tới.

Doanh nghiệp châu Âu dự định mở rộng hoạt động sản xuất tại Việt Nam. Ảnh minh họa.
Nhiều doanh nghiệp châu Âu lên kế hoạch mở rộng kinh doanh tại Việt Nam. (Ảnh minh họa)

Đặc biệt, 67% doanh nghiệp châu Âu đánh giá Việt Nam là điểm đến đầu tư hấp dẫn, và gần 80% đã có kế hoạch mở rộng hoạt động tại đây. Hơn một nửa số doanh nghiệp dự định mở thêm văn phòng và cơ sở sản xuất, chủ yếu tập trung tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng và Cần Thơ.

Thách thức đối với doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam

Mặc dù có những triển vọng tích cực, các doanh nghiệp châu Âu vẫn đối mặt với nhiều thách thức khi hoạt động tại Việt Nam. Khảo sát của EuroCham chỉ ra ba khó khăn lớn nhất: gánh nặng hành chính, quy định chưa rõ ràng và khó khăn trong việc xin giấy phép. Bên cạnh đó, vấn đề lao động cũng là một rào cản khi các doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tuyển dụng lao động có tay nghề và quản lý nguồn nhân lực nước ngoài.

Ngoài ra, một số doanh nghiệp phản ánh về quy trình visa và giấy phép lao động phức tạp đối với chuyên gia nước ngoài, gây ảnh hưởng đến khả năng thu hút nhân lực quốc tế. Vấn đề tuân thủ các quy định về thuế và phòng cháy chữa cháy cũng được nêu lên như một thách thức lớn trong quá trình hoạt động.

Chuyển đổi xanh và chuyển đổi số - yếu tố cần thiết

Việc Việt Nam ban hành Nghị định về Thỏa thuận mua bán điện trực tiếp (DPPA) vào tháng 7/2024 là tín hiệu tích cực cho các doanh nghiệp châu Âu, với gần 30% doanh nghiệp dự đoán sẽ hưởng lợi từ các dự án năng lượng tái tạo. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều khó khăn trong việc thực hiện các cam kết về chuyển đổi xanh và năng lượng tái tạo, với chỉ 47,4% doanh nghiệp tự tin chuyển đổi hoàn toàn sang sử dụng năng lượng xanh vào năm 2050.

Chuyển đổi số cũng là một lĩnh vực tiềm năng mà các doanh nghiệp cần cải thiện. Khảo sát BCI cho thấy 46,1% doanh nghiệp đã bắt đầu áp dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) và học máy (ML) vào hoạt động, nhưng phần lớn vẫn đang ở giai đoạn khởi đầu.

Tăng trưởng quý 3 vượt dự báo, Việt Nam sẵn sàng hoàn thành mục tiêu kinh tế 2024

Với đà tăng trưởng mạnh mẽ trong quý 3 và dự báo tích cực cho quý 4, mục tiêu kinh tế đạt tăng trưởng 6,5 ...

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Lào thúc đẩy triển khai hiệu quả các dự án trọng điểm

Tại cuộc hội kiến với Chủ tịch Quốc hội Lào Saysomphone Phomvihane, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Lào thúc đẩy triển khai hiệu ...

Quan hệ Việt Nam và Pháp được nâng tầm lên Đối tác chiến lược toàn diện

Trong chuyến thăm chính thức Pháp của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm từ ngày 6-7/10/2024, Việt Nam và Pháp đã tuyên bố ...

Hoàng Nguyễn