Angimex (AGM) nói gì khi cổ phiếu tăng trần liên tục?
Công ty CP Xuất nhập khẩu An Giang (Angimex, HOSE: AGM) vừa có văn bản giải trình việc cổ phiếu tăng trần liên tục 5 phiên giao dịch từ ngày 10 - 16/9.
Sau khi cổ phiếu AGM tăng trần 5 phiên liên tiếp từ ngày 10 - 16/9, Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) đã yêu cầu Angimex giải trình.
Theo Angimex, tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam vẫn thuận lợi do nhu cầu nhập khẩu từ các khách hàng truyền thống tăng lên. Tuy nhiên, việc Ấn Độ đang xem xét nới lỏng chính sách xuất khẩu gạo là yếu tố khiến thị trường gạo cuối năm nay có nhiều biến động. Bên cạnh đó, siêu bão Yagi gây thiệt hại nặng đến lúa, ngô tại các tỉnh miền Bắc, nguy cơ thiếu hụt lương thực dẫn đến biến động tăng giá trong nước làm tăng kỳ vọng của nhà đầu tư.
Angimex cho biết giá cổ phiếu AGM tăng trần liên tiếp do cung cầu trên thị trường chứng khoán và các quyết định của nhà đầu tư nằm ngoài quyền kiểm soát của công ty. Angimex khẳng định không tác động đến đến giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán.
biết, từ phiên 10 - 17/9, cổ phiếu AGM đã trải qua 6 phiên tăng trần liên tiếp, với mức tăng 48% từ 2.850 đồng/cp lên 4.230 đồng/cp Dù vậy, thị giá hiện tại vẫn chỉ bằng một nửa so với đỉnh 8.490 đồng/cp hồi cuối tháng 3/2024. Khối lượng khớp lệnh trung bình 10 phiên gần nhất đạt hơn 124.000 đơn vị mỗi phiên. Vốn hoá thị trường hiện gần 77 tỷ đồng.
Diễn biến giá cổ phiếu AGM |
Về cơ cấu sở hữu, theo báo cáo giao dịch năm 2022-2023, Angimex có cổ đông lớn là Công ty CP Sơn Nesfor Việt Nam, với tỷ lệ 7,87% vốn tại 12/10/2022. Trước đó, Louis Holdings (hiện nay là Công ty CP The Golden Group (UPCoM: TGG) tổ chức liên quan đến ông Vũ Ngọc Long - Thành viên HĐQT Angimex thời điểm đó là cổ đông chi phối với tỷ lệ hơn 51%, nhưng đã thoái hết vốn từ 29/7 - 27/8/2022.
Tổ chức liên quan đến ông Vũ Ngọc Long khác là Công ty CP Dược Lâm Đồng (HNX: LDP) báo cáo sở hữu 1% vốn tại thời điểm 4/10/2022. Dược Lâm Đồng từng hai lần muốn thoái vốn nhưng đều bất thành, với lý do giá thấp hơn kỳ vọng và AGM bị đình chỉ giao dịch. Công ty CP Chứng khoán APG (HOSE: APG) cũng đã thoái toàn bộ 8,2% vốn vào 23/9/2023. Hai cổ đông lớn khác gồm ông Lã Quốc Đạt và ông Nguyễn Văn Phúc đã giảm tỷ lệ sở hữu tại Angimex xuống dưới 5% vào tháng 2/2022 và tháng 9/2022.
Trước đó, HOSE quyết định giữ nguyên AGM trong diện kiểm soát do lỗ lũy kế vượt quá vốn điều lệ thực góp tại Báo cáo tài chính hợp nhất bán niên soát xét năm 2024.
Theo báo cáo soát xét bán niên, trong nửa đầu năm 2024, Angimex tiếp tục lỗ thêm 98,32 tỷ đồng so với cùng kỳ lỗ 54,69 tỷ đồng và nếu nhìn rộng ra, Angimex đã trải qua hai năm lỗ liên tiếp khi lỗ 234,16 tỷ đồng trong năm 2022 và tiếp tục lỗ thêm 214,92 tỷ đồng trong năm 2023. Thêm nữa, với việc tiếp tục lỗ trong nửa đầu năm 2024, tính tới 30/6/2024, Angimex đang ghi nhận tổng lỗ luỹ kế 264,29 tỷ đồng, bằng 145% vốn điều lệ (vốn điều lệ 182 tỷ đồng) và vốn chủ sở hữu ghi nhận âm 82,29 tỷ đồng (đầu năm vốn chủ sở hữu dương 21,8 tỷ đồng).
“Vua gạo” một thời Angimex (AGM) “bán tháo” tài sản để thu hồi vốn Cơ cấu nguồn vốn của Angimex mất cân đối nghiêm trọng khi tiền đầu tư mua nhà máy – tài sản dài hạn bằng vốn ... |
Cổ phiếu AGM liên tục tím dù đang khó trong kinh doanh, quá khứ cũng từng bị thao túng Sau "sóng gió" thao túng liên quan tới ông Đỗ Thành Nhân, cổ phiếu AGM đã rơi thẳng đứng từ vùng đỉnh hơn 60.000 đồng/cổ ... |
Bí ẩn sau chuỗi tăng trần của cổ phiếu AGM: HOSE yêu cầu Xuất nhập khẩu An Giang làm rõ! Ngày 16/9, Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM (HoSE) đã có văn bản gửi Công ty CP Xuất Nhập khẩu An Giang (Angimex) về việc ... |
Đức Anh