Thị trường HNX và UPCoM tháng 10/2024: Giao dịch tăng, CP SHS đứng đầu về khối lượng
Theo số liệu từ HNX, tháng 10/2024, HNX-Index giảm 3,64% với thanh khoản tăng, UPCoM-Index giảm 1,26%. Nhà đầu tư nước ngoài bán ròng trên cả hai sàn, đặc biệt là mã SGB và BSR. Giao dịch tự doanh tăng mạnh trên HNX, trong khi UPCoM ghi nhận mức vốn hóa hơn 1,464 triệu tỷ đồng, tăng 2,17%
Nhà đầu tư nước ngoài bán ròng gần 1.000 tỷ trên HNX
Theo Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), HNX-Index tháng 10/2024 đóng cửa tại mức 226,36 điểm, giảm 3,64% so với tháng 9/2024. Mặc dù chỉ số sụt giảm, khối lượng giao dịch trong tháng tăng 14,06% đạt 1,2 triệu cổ phiếu, tương đương giá trị giao dịch 22.990 tỷ đồng, tăng 10,8%.
HNX-Index tháng 10/2024 giảm 3,64%, khối lượng giao dịch tăng 14%, UPCoM-Index giảm 1,26% với thanh khoản tăng |
Khối lượng giao dịch bình quân đạt 54,2 triệu cổ phiếu/phiên, giảm 5,7%, với giá trị giao dịch bình quân đạt 999,5 tỷ đồng/phiên, giảm 8,46%. Phiên giao dịch ngày 1/10 ghi nhận khối lượng cao nhất với 126,2 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị 2,28 nghìn tỷ đồng. Nhóm cổ phiếu HNX30 chiếm 63,1% tổng khối lượng và 76,06% giá trị giao dịch toàn thị trường, đạt hơn 786,7 triệu cổ phiếu và 17,4 nghìn tỷ đồng.
Cổ phiếu BKC của Công ty CP Khoáng sản Bắc Kạn tăng giá mạnh nhất với mức tăng 79,69%, đạt 11.500 đồng/cp. Tiếp theo là cổ phiếu PGT của Công ty CP PGT Holdings tăng 70,97%, đạt 5.300 đồng/CP.
Tháng 10, nhà đầu tư nước ngoài bán ròng hơn 921,7 tỷ đồng với giá trị mua vào đạt 742,14 tỷ đồng và bán ra hơn 1.663 tỷ đồng. Trong khi đó, khối tự doanh ghi nhận giá trị giao dịch tăng 51,9% đạt hơn 1.074 tỷ đồng, chiếm 4,67% tổng thị trường, với giá trị mua ròng hơn 80 tỷ đồng.
Cổ phiếu SHS của Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội đứng đầu về khối lượng giao dịch với 292 triệu cổ phiếu, chiếm 21,41% thị trường.
CEO và MBS là hai cổ phiếu có thanh khoản cao tiếp theo với 99 triệu và 80,4 triệu cổ phiếu. SHS cũng là mã cổ phiếu được giao dịch nhiều nhất bởi nhà đầu tư nước ngoài, với 3,91 triệu cổ phiếu mua vào và 34,4 triệu cổ phiếu bán ra.
Tháng 10/2024, HNX đón thêm một doanh nghiệp mới, nâng tổng số lên 312 doanh nghiệp niêm yết với tổng giá trị niêm yết hơn 157 nghìn tỷ đồng. Tổng giá trị vốn hóa thị trường tại phiên cuối tháng đạt hơn 318,5 nghìn tỷ đồng, giảm 3,48% so với tháng trước. Trong tháng, có 6 mã chứng khoán bổ sung niêm yết với hơn 34,7 triệu cổ phiếu.
Thanh khoản UPCoM tăng dù chỉ số giảm nhẹ
Chỉ số UPCoM-Index kết thúc tháng 10/2024 ở mức 92,38 điểm, giảm 1,26% so với tháng trước. Dù chỉ số điều chỉnh, thanh khoản trên thị trường UPCoM tăng nhẹ, với khối lượng giao dịch bình quân đạt hơn 45,72 triệu cổ phiếu mỗi phiên, tăng 6,52%, và giá trị giao dịch bình quân đạt hơn 717 tỷ đồng, tăng 11,38%. Ngày giao dịch có thanh khoản cao nhất trong tháng là 17/10, khi khối lượng giao dịch đạt 122,8 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị giao dịch đạt 1.949 tỷ đồng.
Cổ phiếu BSR của Công ty CP Lọc hóa dầu Bình Sơn dẫn đầu thanh khoản trên UPCOM |
Cổ phiếu BSR của Công ty CP Lọc hóa dầu Bình Sơn dẫn đầu thanh khoản, dù khối lượng giao dịch giảm nhẹ 2,16% nhưng vẫn đạt 127,3 triệu cổ phiếu, chiếm 11,84% tổng thị trường.
Đứng thứ hai là cổ phiếu MSR của Công ty CP Masan High-Tech Materials, tăng 1.434,54% với 100,5 triệu cổ phiếu, chiếm 9,56%. Cổ phiếu HNG của Công ty CP Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai xếp vị trí thứ 3 với tỷ trọng 6,97% tương ứng thanh khoản đạt 73,3 triệu cổ phiếu.
Cổ phiếu tăng giá ấn tượng nhất trong tháng là mã SII của Công ty CP Hạ tầng Nước Sài Gòn, đóng cửa ở mức 23.000 đồng, tăng 125,49% so với tháng trước. Các cổ phiếu IN4 (Công ty CP In Số 4), C22 (Công ty CP 22), LIC (Tổng Công ty LICOGI - CTCP), và HES (Công ty CP Dịch vụ Giải trí Hà Nội) cũng thuộc nhóm tăng giá mạnh nhất.
Nhà đầu tư nước ngoài có tổng giá trị giao dịch tăng 113,78% so với tháng trước, nhưng bán ròng hơn 254 tỷ đồng. Cổ phiếu QNS của Công ty CP Đường Quảng Ngãi là mã được mua nhiều nhất với 2,9 triệu cổ phiếu, chiếm 25,14%, trong khi mã SGB của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương bị bán ra nhiều nhất với 12 triệu cổ phiếu, chiếm 35,52%, tiếp theo đó là mã BSR với khối lượng bán ra hơn 4,1 triệu cổ phiếu tương ứng tỷ trọng đạt 12,66%.
Giao dịch tự doanh của các công ty chứng khoán trên UPCoM giảm 12,48% so với tháng 9, tổng giá trị đạt hơn 682,68 tỷ đồng, trong đó mua vào 598,42 tỷ đồng và bán ra 84,25 tỷ đồng.
Tháng 10/2024, thị trường UPCoM chào đón thêm 4 doanh nghiệp đăng ký giao dịch mới, trong khi 4 doanh nghiệp khác rút khỏi sàn. Trong đó, 2 doanh nghiệp chuyển niêm yết lên sàn HOSE và HNX, còn 2 doanh nghiệp hợp nhất.
Cuối tháng 10, UPCoM có 880 doanh nghiệp với giá trị đăng ký giao dịch đạt 460.000 tỷ đồng. Giá trị vốn hóa thị trường đạt hơn 1,464 triệu tỷ đồng, tăng 2,17% so với tháng trước.
UPCoM tháng 9/2024: Cổ phiếu BSR dẫn đầu giao dịch nhưng thanh khoản giảm mạnh Thị trường UPCoM trong tháng 9/2024 chứng kiến sự giảm sút đáng kể về thanh khoản, với khối lượng giao dịch bình quân giảm 6,81% ... |
"Đen" như Nhựa Đông Á (DAG), ngày xuống UPCoM cũng là ngày bị đình chỉ giao dịch Nhựa Đông Á (DAG) chính thức đưa hơn 60,3 triệu cổ phiếu giao dịch tại thị trường UPCoM vào ngày 1/11/1012, với giá tham chiếu ... |
Asia Group (AIG) sắp đổ bộ UPCoM, chễm chệ vị thế ông lớn ngành thực phẩm đồ uống Cổ phiếu AIG của Asia Group sẽ chính thức lên sàn UPCoM vào ngày 11/11 với giá tham chiếu 63.000 đồng/cp, vốn hóa ước đạt ... |
Đức Anh