Giá lúa gạo hôm nay 27/10: Biến động trái chiều tại một số địa phương

Khảo sát tại An Giang và các tỉnh khác của Đồng bằng sông Cửu Long cho thấy giá lúa gạo hôm nay 27/10 biến động trái chiều so với ngày hôm qua. Trong khi một số loại lúa được điều chỉnh tăng giá, thì một số loại lại ghi nhận mức giảm nhẹ.

Oct 27, 2024 - 07:32
Giá lúa gạo hôm nay 27/10: Biến động trái chiều tại một số địa phương

Giá lúa gạo trong nước

Theo khảo sát tại An Giang, giá lúa gạo hôm nay có sự biến động trái chiều. Cụ thể, lúa OM 5451 được thương lái điều chỉnh tăng 100 đồng/kg, hiện ở mức 7.200 – 7.500 đồng/kg. Ngược lại, lúa OM 380 giảm 100 đồng/kg, xuống còn 7.000 – 7.200 đồng/kg.

Giá lúa gạo hôm nay 27/10: Biến động trái chiều tại một số địa phương

Các loại lúa khác giữ mức giá ổn định, như: Đài thơm 8 và lúa Nhật đứng ở mức 7.800 – 8.000 đồng/kg. OM 18 dao động từ 7.500 - 7.800 đồng/kg. Lúa IR 50404 có giá thấp nhất là 6.800 – 7.000 đồng/kg. Thị trường nếp không có nhiều biến động, hiện tại: Nếp IR 4625 (khô) giữ mức 9.600 – 9.800 đồng/kg. Nếp Long An 3 tháng (khô) dao động trong khoảng 9.800 – 10.000 đồng/kg.

Tại chợ An Giang, giá gạo thường tiếp tục duy trì trong khoảng 15.000 - 17.500 đồng/kg, trong khi gạo thơm dao động từ 17.000 - 23.000 đồng/kg. Đáng chú ý, gạo thơm Jasmine đã giảm tới 2.000 đồng/kg, xuống còn 17.000 – 18.000 đồng/kg

Tại các địa phương khác ở Đồng bằng sông Cửu Long, giá gạo nguyên liệu và thành phẩm đều biến động nhẹ: Gạo nguyên liệu IR 504 giữ mức 10.500 - 10.600 đồng/kg. Gạo thành phẩm IR 504 giảm 100 đồng/kg, còn 12.600 – 12.700 đồng/kg.

Với mặt hàng phụ phẩm, cám khô tiếp tục giữ giá ổn định ở mức 5.900 - 6.050 đồng/kg, còn tấm thơm dao động từ 9.500 – 9.600 đồng/kg.

Giá gạo xuất khẩu

Trên thị trường xuất khẩu, giá gạo 5% tấm của Việt Nam vẫn duy trì mức ổn định 531 USD/tấn. So sánh với các đối thủ trong khu vực, giá gạo 5% tấm của Thái Lan ở mức 506 USD/tấn, và Pakistan có giá 474 USD/tấn.

Riêng tại Ấn Độ, giá gạo 5% tấm của nhà cung cấp lớn nhất thế giới vẫn ở mức 453 USD/tấn.

Liên quan đến việc Ấn Độ nới lỏng biện pháp xuất khẩu gạo, ông Trần Thanh Hải – Cục Phó Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương – cho biết động thái này đã được dự báo trước và Bộ Công Thương cùng các doanh nghiệp Việt Nam đang theo dõi sát sao. Dù vậy, hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam vẫn duy trì đà tăng trưởng. Trong 9 tháng đầu năm 2024, Việt Nam đã xuất khẩu 6,9 triệu tấn gạo, thu về 4,3 tỷ USD, tăng 8,4% về lượng và 23% về kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái.

Ông Hải nhấn mạnh, Việt Nam sẽ đẩy mạnh chiến lược đa dạng hóa sản phẩm, tập trung vào các loại gạo đặc sản và gạo thơm, nhằm tránh cạnh tranh trực tiếp với gạo Ấn Độ. Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân cũng khẳng định, việc xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam sẽ giúp chúng ta cạnh tranh sòng phẳng trên thị trường quốc tế.

Nhìn chung, việc Ấn Độ nới lỏng xuất khẩu gạo có ảnh hưởng đến Việt Nam, nhưng với những chiến lược dài hạn, Việt Nam vẫn có thể duy trì và tăng trưởng xuất khẩu trong thời gian tới.

Giá lúa gạo hôm nay 24/10: Thị trường lặng sóng, gạo Việt tăng trưởng tại Nhật Bản

Sáng ngày 24/10, giá lúa gạo tại An Giang tiếp tục giữ ổn định. Nhiều loại lúa gạo như Đài Thơm 8, lúa Nhật, OM ...

Giá lúa gạo hôm nay 25/10: Giá gạo ĐBSCL và gạo xuất khẩu đồng loạt giảm

Ngày 25/10, giá gạo tại Đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục giảm nhẹ, trong khi đó, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam và ...

Giá lúa gạo hôm nay 26/10: Biến động trái chiều tại An Giang, thị trường xuất khẩu ổn định

Giá lúa gạo hôm nay ghi nhận biến động trái chiều tại An Giang, với một số loại lúa tăng giá nhẹ, trong khi một ...

Thiên Kim