Tư vấn không rõ ràng, ép khách mua bảo hiểm sẽ bị phạt đến 100 triệu đồng

Từ ngày 15/2, các hành vi không giải thích rõ ràng, đầy đủ cho người mua về quyền lợi, điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm hoặc có hành vi đe dọa, cưỡng ép giao kết hợp đồng bảo hiểm sẽ bị phạt đến 100 triệu đồng. Đây là một trong những nội dung được quy định tại Nghị định 174/2024/NĐ-CP vừa được Chính phủ ban hành về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm.

Jan 6, 2025 - 11:00
Tư vấn không rõ ràng, ép khách mua bảo hiểm sẽ bị phạt đến 100 triệu đồng

Nghị định quy định rõ các hành vi vi phạm trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm sẽ bị xử phạt hành chính bằng tiền, trong đó mức phạt đối với tổ chức gấp đôi so với cá nhân vi phạm cùng hành vi. Cụ thể, hành vi thông đồng với người thụ hưởng quyền lợi bảo hiểm để giải quyết bồi thường trái pháp luật, giả mạo tài liệu hoặc cố ý làm sai lệch thông tin nhằm từ chối bồi thường sẽ bị phạt từ 20 đến 200 triệu đồng đối với doanh nghiệp bảo hiểm. Ngoài ra, các đối tượng vi phạm buộc phải hoàn trả số tiền đã chiếm đoạt.

Từ ngày 15/2, tư vấn bảo hiểm không rõ ràng bị phạt 100 triệu đồng
Từ ngày 15/2, tư vấn bảo hiểm không rõ ràng bị phạt 100 triệu đồng

Các hành vi không giải thích đầy đủ về quyền lợi, điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm hoặc quyền và nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm sẽ bị phạt từ 60 đến 100 triệu đồng đối với doanh nghiệp bảo hiểm hoặc chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài.

Nếu không cung cấp tài liệu hợp lệ, không cung cấp bằng chứng giao kết hợp đồng, hoặc có hành vi đe dọa, cưỡng ép giao kết, doanh nghiệp cũng sẽ chịu mức phạt tương tự. Các biện pháp khắc phục hậu quả bao gồm yêu cầu doanh nghiệp cung cấp tài liệu và giải thích rõ ràng về quyền lợi bảo hiểm cho bên mua.

Ngoài ra, hành vi quảng cáo sản phẩm bảo hiểm nhân thọ không đúng quy định pháp luật sẽ bị xử phạt từ 80 đến 100 triệu đồng. Đối với các vi phạm liên quan đến nhân sự quản lý, như việc Giám đốc, Phó Giám đốc, kế toán trưởng hoặc trưởng bộ phận nghiệp vụ không đáp ứng tiêu chuẩn theo luật, hoặc thay đổi các vị trí quản lý mà không có sự chấp thuận của Bộ Tài chính, mức phạt từ 140 đến 180 triệu đồng sẽ được áp dụng đối với doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.

Trong thời gian qua, Bộ Tài chính đã tăng cường thanh tra hoạt động của các doanh nghiệp bảo hiểm. Năm 2024, Bộ đã tiến hành thanh tra 6 doanh nghiệp bảo hiểm, sau khi hoàn thành thanh tra 10 đơn vị khác trong năm 2023. Theo Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm thuộc Bộ Tài chính, thị trường bảo hiểm Việt Nam hiện có 85 doanh nghiệp hoạt động, trong đó 19 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ. Hai công ty trong nước là Bảo Việt và Bảo Minh, còn lại là các doanh nghiệp nước ngoài hoặc liên doanh.

Vi phạm hành chính trong kinh doanh bảo hiểm bị phạt tới 200 triệu đồng

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 174/2024/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, ...

Các lỗi vi phạm giao thông và mức xử phạt hành chính mới từ 1/1/2025: Vượt đèn đỏ phạt 6 triệu; Mở cửa ô tô sai phạt 20 triệu...

Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định tăng nặng xử phạt với 26 hành vi vi phạm giao thông. Trong hai ngày đầu năm, ...

Chính thức tăng mức phạt lỗi bảo hiểm xe máy từ năm 2025

Từ ngày 1/1/2025, Nghị định số 168/2024/NĐ-CP do Chính phủ ban hành chính thức có hiệu lực, tăng mức xử phạt đối với lỗi không ...

Ân Thiên