Ngân hàng đẩy mạnh xử lý nợ xấu
Tỷ lệ nợ xấu trung bình của hệ thống ngân hàng dự kiến giảm xuống còn 1,78% vào nửa cuối năm 2025. Tuy nhiên, bộ đệm dự phòng mỏng đang tạo áp lực lớn lên các ngân hàng, đòi hỏi sự cẩn trọng trong việc quản lý rủi ro tín dụng.
Trong bối cảnh nền kinh tế dần phục hồi, các ngân hàng đã tích cực đẩy mạnh xử lý nợ xấu. Tỷ lệ hình thành nợ xấu sau khi tăng lên 2,12% vào quý II/2024 đã giảm xuống 1,22% trong quý III/2024, ngoại trừ Ngân hàng Phương Đông (OCB), Ngân hàng Quân đôi (MBB), Ngân hàng Tiên Phong (TPBank) và Ngân hàng Quốc tế (VIB).
Tỷ lệ nợ xấu ngân hàng cải thiện, nhưng rủi ro vẫn tiềm ẩn |
Trong 9 tháng đầu năm 2024, các ngân hàng đã xử lý tổng cộng 73,3 nghìn tỷ đồng nợ xấu. Đáng chú ý, VPBank, VietinBank, BIDV, và MBB là những đơn vị dẫn đầu trong công tác xử lý nợ xấu, lần lượt đạt 19,4 nghìn tỷ đồng, 17,4 nghìn tỷ đồng, 15,9 nghìn tỷ đồng và 7,1 nghìn tỷ đồng. Tổng giá trị xử lý nợ xấu chiếm 0,84% tổng dư nợ khách hàng, mức cao nhất từng được ghi nhận.
Dù đã đạt được những tiến triển đáng kể, tỷ lệ nợ xấu vẫn ở mức cao, khoảng 2% vào quý III/2024. Nợ xấu tập trung chủ yếu trong các lĩnh vực như vật liệu xây dựng, xây dựng, bất động sản (bao gồm cả chủ đầu tư và cho vay mua nhà), thương mại, và sản xuất. Khả năng thanh toán nợ yếu đã ảnh hưởng lớn đến hiệu quả thu hồi nợ của các ngân hàng.
Theo Trung tâm Phân tích Công ty Chứng khoán SSI (SSI Research), với sự đẩy mạnh xử lý nợ xấu trong quý IV/2024, tỷ lệ nợ xấu đã giảm xuống 1,9% vào cuối năm 2024. Tuy nhiên, bộ đệm dự phòng nợ xấu lại đang trở nên mỏng hơn, chỉ tương đương với mức trước COVID-19. Điều này buộc các ngân hàng phải duy trì chi phí trích lập dự phòng ở mức cao để bảo vệ tài sản.
Trong quý III/2024, nợ xấu tại các ngân hàng niêm yết đạt khoảng 250 nghìn tỷ đồng, tăng 2,25% so với quý trước. Tỷ lệ bao phủ nợ xấu (LLR) của các ngân hàng thương mại quốc doanh cũng giảm xuống mức thấp nhất trong ba năm qua. Các ngân hàng tư nhân quy mô nhỏ với bộ đệm dự phòng thấp hơn đang chịu áp lực lớn trong việc đảm bảo chi phí trích lập dự phòng.
Nhìn về năm 2025, SSI Research kỳ vọng rằng các dự án bất động sản với thủ tục pháp lý chưa hoàn thiện sẽ được giải quyết và tái khởi động, giúp cải thiện dòng tiền và hỗ trợ ngân hàng trong việc thu hồi nợ. Tuy nhiên, vấn đề dòng tiền của các chủ đầu tư bất động sản và niềm tin của người mua nhà vẫn là rủi ro lớn. Nếu chủ đầu tư tiếp tục không hoàn thiện hợp đồng mua bán hoặc không bàn giao nhà đúng tiến độ, nợ xấu từ nhóm khách hàng cá nhân có thể gia tăng.
Thị trường bất động sản miền Bắc được dự báo sẽ phục hồi mạnh mẽ trong năm 2025, với nhiều dự án mới mở bán, giúp cải thiện tâm lý thị trường và thu hút dòng vốn đầu tư. Điều này kỳ vọng sẽ làm giảm tỷ lệ nợ xấu xuống 1,78% vào nửa cuối năm 2025. Tuy nhiên, việc duy trì chi phí trích lập dự phòng cao vẫn là thách thức lớn, đòi hỏi các ngân hàng phải có chiến lược quản lý rủi ro chặt chẽ hơn.
Từ vụ tin đồn thất thiệt tại ACB, cùng nhìn lại những lần “tai bay vạ gió” của các lãnh đạo ngân hàng Gần đây, các tin đồn thất thiệt nhắm vào lãnh đạo và ngân hàng đã gây ra nhiều xáo trộn. Những thông tin sai lệch ... |
Lãi suất ngân hàng 6/1/2025: Mở đầu năm mới với một đợt tăng mạnh Lãi suất ngân hàng đầu năm 2025 tăng mạnh, mở ra cơ hội hấp dẫn cho khách hàng. Hiện, Eximbank nâng lãi suất kỳ hạn ... |
"Cơn mưa" tiền thưởng từ các ngân hàng dành cho đội tuyển Việt Nam vô địch AFF Cup 2024 Đội tuyển bóng đá Việt Nam vô địch AFF Cup 2024 sau chiến thắng kịch tính 3-2 trước Thái Lan, nâng tổng tỷ số 5-3 ... |
Ân Thiên