Áp lực bán gia tăng, VN-Index rơi điểm trong phiên 22/10
VN-Index giảm gần 10 điểm trong phiên 22/10, áp lực từ nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn kéo chỉ số xuống 1.269,89 điểm.
Phiên giao dịch sáng ngày 22/10 mở đầu với tâm lý thận trọng, kết hợp với dòng tiền yếu đã khiến VN-Index tiếp tục giảm điểm từ khá sớm, dao động quanh ngưỡng 1.275 điểm sau hơn một giờ giao dịch.
Đến cuối phiên sáng, dòng tiền tìm đến nhóm cổ phiếu bất động sản, giúp toàn ngành ghi nhận mức tăng nhẹ 0,07%. Nhiều cổ phiếu có lượng cổ đông lớn diễn biến tích cực như PDR (+2,43%), DXG (+1,55%), và HDC (+4,58%), tạo tác động tâm lý tích cực cho nhà đầu tư. Nhờ đó, VN-Index thu hẹp đà giảm, kết thúc phiên sáng ở mức -1,53 điểm, đóng cửa tại 1.278,24 điểm với thanh khoản đạt 302 triệu đơn vị, tăng 28% so với phiên trước đó, tương ứng giá trị 7.240 tỷ đồng.
Kết thúc phiên giao dịch 22/10, sàn HOSE ghi nhận 107 mã tăng, 269 mã giảm và 58 mã tham chiếu, kéo chỉ số VN-Index giảm 9,88 điểm (-0,77%) xuống còn 1.269,89 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 793,9 triệu đơn vị, với giá trị lên tới 19.090 tỷ đồng.
Nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn đa số giảm điểm với các mã GVR và VRE giảm mạnh lần lượt 4,1% và 2,6%, trong khi những mã khác như VGI, BCM và POW đều giảm hơn 2%. Các mã lớn khác như BID, FPT, MSN, ACB, CTG, VJC, BVH, MBB, TPB, MCH, SAB và SSI giảm hơn 1%.
Ngược lại, đã tăng le lói tại một số mã như VHM với mức tăng 0,9% lên 48.250 đồng/cp, tiếp theo là MWG tăng 0,8% và TCB tăng nhẹ 0,2%.
Cổ phiếu TPB dẫn đầu thị trường về thanh khoản với 21 triệu đơn vị khớp lệnh, mặc dù giá giảm 1,1% xuống còn 17.300 đồng/cp. Cổ phiếu EIB cũng ghi nhận thanh khoản cao với 29 triệu đơn vị, tăng 3,8% lên 21.600 đồng/cp. Nhóm cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ có SMC nổi sóng, tăng trần +7% lên 7.530 đồng/cp với 1,6 triệu đơn vị giao dịch. Cổ phiếu QCG áp sát mức giá trần, tăng 5,2% lên 11.050 đồng/cp, khớp 2,1 triệu đơn vị.
Trên sàn HNX, kết thúc phiên 22/10, HNX-Index giảm 1,92 điểm (-0,85%) xuống còn 225,5 điểm, với 61 mã tăng và 93 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 59,8 triệu đơn vị, giá trị 1.518 tỷ đồng. Bảng điện tử khá ảm đạm khi đa phần các cổ phiếu có thanh khoản cao đều điều chỉnh nhẹ. SHS dẫn đầu với thanh khoản 12,8 triệu đơn vị nhưng giảm 2% còn 14.600 đồng/cp. Các mã MBS, PVS, IDC, VGS và MST cũng ghi nhận mức giảm từ 1,4% đến 3,4%.
UpCoM-Index giảm 0,45% xuống còn 91,73 điểm, với 118 mã tăng, 93 mã giảm và 105 mã tham chiếu. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 43,7 triệu đơn vị, giá trị 642 tỷ đồng.
Trên UpCoM, cổ phiếu LTG giảm sàn -14,7% xuống còn 8.100 đồng/cp, dẫn đầu về thanh khoản với 4,3 triệu đơn vị giao dịch. Cổ phiếu DFF cũng giảm sàn -11,1% còn 1.600 đồng/cp, khớp lệnh 1,1 triệu đơn vị. Ngược lại, các mã SD6 và VLG tăng trần với thanh khoản đạt vài trăm nghìn đơn vị.
Cổ phiếu BSR dẫn đầu thanh khoản trên UpCoM với 8,8 triệu đơn vị giao dịch, nhưng thị giá giảm 3,6% còn 21.300 đồng/cp.
Tỷ giá USD tăng cao tác động ra sao đến thị trường chứng khoán? Trong bối cảnh Fed chưa có dấu hiệu giảm lãi suất, đồng USD tiếp tục tăng giá đẩy tỷ giá VND/USD lên mức cao nhất ... |
Áp lực bán kéo VN-Index giảm điểm, cổ phiếu LTG bất ngờ nằm sàn Phiên giao dịch sáng 22/10 chứng kiến sự suy giảm của VN-Index với mức giảm hơn 1 điểm. Cổ phiếu LTG bất ngờ giảm sàn ... |
Khó lý giải đà tăng sốc của cổ phiếu QCG Trong khi thị trường chung chịu áp lực bán mạnh, cổ phiếu QCG của Quốc Cường Gia Lai vẫn duy trì đà tăng mạnh, đạt ... |
Đức Anh