Long An: Bất động sản được dự báo "cất cánh" nhờ cú hích hạ tầng giao thông
Các huyện giáp ranh TP.HCM như Bến Lức, Đức Hòa, Cần Giuộc của tỉnh Long An đang trở thành điểm nóng của thị trường bất động sản khi thu hút sự quan tâm của đông đảo nhà đầu tư.
Lợi thế hạ tầng giao thông
Theo báo cáo thị trường quý 3/2024 của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam, lượng giao dịch bất động sản thành công đã tăng 80% so với cùng kỳ năm 2023. Tính chung 9 tháng đầu năm 2024, thị trường ghi nhận 30.589 giao dịch thành công, gấp 2,5 lần so với cùng kỳ năm 2023.
Sự phục hồi của thị trường được cho là do nhiều yếu tố, trong đó có sự góp phần quan trọng của Luật Kinh doanh Bất động sản 2023, Luật Nhà ở 2023 và Luật Đất đai 2024 có hiệu lực từ ngày 1/8/2024. Các luật này đã tháo gỡ nhiều "điểm nghẽn" về pháp lý, chính sách, tạo niềm tin cho nhà đầu tư.
Trong xu hướng dịch chuyển đầu tư ra các tỉnh vệ tinh của TP.HCM, Long An đang là một điểm đến hấp dẫn. Với vị trí đắc địa là cửa ngõ Tây Nam Bộ, kết nối TP.HCM và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, cùng với hệ thống hạ tầng giao thông đồng bộ và hiện đại, Long An đang thu hút dòng vốn đầu tư mạnh mẽ.
Các chuyên gia dự báo thị trường bất động sản Long An sẽ tăng trưởng mạnh trong thời gian tới, đặc biệt là khi các dự án hạ tầng giao thông quan trọng hoàn thành.
Những năm gần đây, Long An và TP HCM là các 2 địa phương có nhiều tuyến đường kết nối liên vùng được triển khai.
Đơn cử, Bến Lức là nơi có nhiều dự án trọng điểm, rút ngắn khoảng cách với TP HCM và các tỉnh miền Đông, tạo động lực cho phát triển kinh tế - xã hội. Điểm nhấn về hạ tầng giao thông tại Bến Lức là cao tốc Bến Lức - Long Thành với tổng vốn hơn 30.000 tỷ đồng. Tuyến đường đang dần hiện hữu và dự kiến thông xe kỹ thuật nhánh phía Đông cuối năm nay. Toàn tuyến dự kiến vận hành năm 2025. Khi hoàn thiện, đây sẽ là trục kết nối miền Đông và Đồng bằng sông Cửu Long, góp phần giảm áp lực giao thông cho các tuyến đường hiện tại.
Cao tốc Bến Lức - Long Thành đã thông xe nhiều tuyến. Ảnh: TTXVN |
Bên cạnh đó, đại lộ Lương Hòa - Bình Chánh lộ giới 60 m cũng đã khởi công từ giữa năm 2024. Tuyến đường này dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2025. Khi hoàn thành sẽ kết nối với các đường Mai Bá Hương, Thích Thiện Hòa, Thế Lữ, Võ Văn Kiệt nối dài, Trần Đại Nghĩa, tỉnh lộ 10, Vành đai 3 TP HCM tạo thành một trục liên kết vùng thống nhất.
Các chuyên gia nhận định nhận định khi cao tốc Bến Lức - Long Thành, đường Vành đai 3 TP. HCM... hoàn thành sẽ tạo bước đột phá cho nền kinh tế trọng điểm khu vực phía Nam và Long An sẽ là địa phương hưởng lợi lớn về phát triển kinh kế nói chung và bất động sản nói riêng.
Nhiều dự án lớn xuất hiện
Nằm trên Tỉnh lộ 830, cửa ngõ kết nối Long An với TP.HCM, Waterpoint là khu đô thị tích hợp quy mô nhất tại khu vực Tây Nam do Nam Long hợp tác cùng Nishi Nippon Railroad phát triển. Dự án có quy mô 355ha, với lợi thế 3 mặt giáp sông Vàm Cỏ Đông, mang đến không gian sống xanh và hệ thống tiện ích "all-in-one" đẳng cấp.
Trong quý cuối năm 2024, Waterpoint tiếp tục ra mắt các sản phẩm mới thuộc khu compound The Aqua và Park Village.
Bên cạnh đó, không ít nhà đầu tư cũng chú trọng phát triển đô thị liền kề khu công nghiệp sinh thái là mô hình được nhiều địa phương áp dụng, trong đó có Long An. Điều này tạo ra nhiều lợi thế cho các hoạt động kinh doanh, thương mại tại các khu đô thị khi có thể tiếp cận hàng nghìn lượt người lao động, chuyên gia mỗi ngày. Các căn hộ, nhà phố, shophouse cũng có thể khai thác cho thuê với nhu cầu từ những người làm việc tại khu công nghiệp.
Nổi bật với mô hình này tại Long An là dự án khu đô thị sinh thái LA Home rộng 100 ha và khu công nghiệp sinh thái Prodezi 400 ha. Chủ đầu tư hai dự án này là Prodezi. Hiện, cả hai đều đẩy mạnh triển khai và dự kiến hoạt động năm 2025.
Phối cảnh một góc khu đô thị LA Home. |
Được biết, giai đoạn 2024 – 2030, Long An định hướng phát triển nhiều dự án nhà ở thương mại, khu đô thị lớn, như dự án KĐT Tân Mỹ, KĐT Phước Vĩnh Tây, KĐT Nam Cần Giuộc, KĐT Mới Long Hậu… và đặc biệt là đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân.
Về bất động sản khu công nghiệp, được biết vào tháng 6/2024, Sở Công Thương tỉnh Long An công bố thông tin quy hoạch các dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh thời kỳ 2021-2030 nhằm thu hút đầu tư. Theo đó, đến năm 2030, tỉnh Long An có 51 KCN, quy hoạch mới 28 cụm công nghiệp, tỉnh tập trung phát triển một số ngành công nghiệp chủ yếu như: cơ khí chế tạo, chế biến thực phẩm...
Thông tin cho thấy, tính đến tháng 6/2024, toàn tỉnh Long An có 26 KCN đủ điều kiện tiếp nhận đầu tư với diện tích đất công nghiệp đã cho thuê gần 2.900 ha, tỷ lệ lấp đầy đạt 67,72%; có 17 cụm công nghiệp đang hoạt động với tổng diện tích đất đã cho thuê hơn 600 ha, tỷ lệ lấp đầy đạt 83,62%.
Với số lượng này, theo quy hoạch đến năm 2030 Long An sẽ trở thành địa phương đứng thứ 2 cả nước (dẫn đầu là Bình Dương) về diện tích các KCN, tạo điều kiện và cơ hội lớn để thu hút đầu tư. Được biết 26 KCN trên nằm trong tổng số có 36 KCN được thành lập với tổng diện tích được quy hoạch hơn 9.693 ha.
Được biết, tính đến tháng 6/2024, tỉnh Long An thực hiện thu hút đầu tư đối với danh mục gồm 27 dự án hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp trên địa bàn. Đây là các dự án cụm công nghiệp được thành lập mới được phân bố ở nhiều địa phương trong tỉnh. Trong đó, một số địa phương có nhiều dự án cụm công nghiệp đang thu hút đầu tư như các huyện: Đức Hòa, Cần Đước, Đức Huệ…
Phú Tài (PTB): "Cú hích" đến từ sân bay Long Thành và thị trường bất động sản Mỹ Công ty CP Phú Tài (HOSE: PTB) vừa công bố kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm 2024 với những con số ấn tượng, ... |
Tuyến đường Tây Thăng Long 1.300 tỷ đồng: Cú hích lớn cho vùng ven Hà Nội Dự án đường Tây Thăng Long tại Đan Phượng, Hà Nội, với vốn đầu tư 1.298 tỷ đồng, sẽ tạo tuyến giao thông chiến lược, ... |
Bùi Quý