Giá xăng dầu hôm nay 19/4/2024: Kéo dài đà giảm

Trên thế giới, giá xăng dầu kéo dài đà giảm do áp lực tồn kho dầu thương mại tại Mỹ và dữ liệu kinh tế yếu hơn từ Trung Quốc. Trong nước, giá bán lẻ các mặt hàng xăng dầu được điều chỉnh theo hướng tăng giá xăng, giảm giá dầu (trừ dầu mazut) từ chiều ngày 17/4.

Apr 19, 2024 - 06:22
Giá xăng dầu hôm nay 19/4/2024: Kéo dài đà giảm

Giá xăng dầu hôm nay 10/4/2024: Chưa dứt đà giảm, xăng trong nước dự báo tiếp tục tăng

Giá xăng dầu hôm nay 16/4/2024: Tăng phi mã

Cụ thể, giá dầu Brent giao tháng 6 giảm 2,73 USD và giao dịch mới ở mức 87,29 USD/thùng (giảm tương đương 3%). Trong khi đó, giá dầu WTI của Mỹ giao tháng 5 điều chỉnh giảm 3,1% (tương đương giảm 2,67 USD) và giao dịch mới ở mức 82,69 USD/thùng.

Nguồn ảnh: Internet
Nguồn ảnh: Internet

Theo Reuters, lượng tồn kho dầu thô của Mỹ tăng 2,7 triệu thùng lên 460 triệu thùng trong tuần trước và gần gấp đôi kỳ vọng của các nhà phân tích trong cuộc thăm dò của Reuters trước đó. Bởi trong cuộc thăm dò trước thì giá dầu thế giới Mỹ chỉ tăng 1,4 triệu thùng. Hơn thế, xu hướng đồng USD cũng mạnh lên theo hướng tích cực đem đến khả năng tồn kho dầu thô của Mỹ tăng do lượng nhập khẩu từ Mexico giảm cũng khiến giá dầu dần mất đi động lực tăng.

Tại thị trường Trung Quốc - đây được xem là nước nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, tăng trưởng này đã nhanh hơn dự kiến trong quý đầu tiên của năm nhưng một số chỉ số khác cho thấy nhu cầu trong nước vẫn còn yếu. Trong một diễn biến khác, một dự luật về viện trợ Ukraine và Israel của Mỹ dự kiến được trình trong hôm nay cũng tác động đến giá dầu.

Theo nhà phân tích John Kilduff, đối tác tại Again Capital LLC ở New York (Mỹ) dự báo, thị trường đang chờ bán tháo do có dấu hiệu dịu bớt căng thẳng ở Trung Đông… Dữ liệu từ Viện Dầu khí Mỹ và tồn kho dầu thô của nước này hiện đã tăng thêm 4,1 triệu thùng, lượng tồn kho xăng và sản phẩm chưng cất giảm lần lượt là 2,5 triệu và 427.000 thùng - điều này đã phản ánh nhu cầu dầu suy yếu ở quốc gia tiêu thụ dầu hàng đầu thế giới này.

Trong khi đó, Reuter đã dẫn lời của Chủ tịch Fed Jerome Powell cho biết một loạt dữ liệu đáng thất vọng gần đây cho thấy lạm phát đang tăng mạnh hơn dự kiến đồng nghĩa với việc Fed có thể sẽ cần nhiều thời gian hơn để tin rằng lạm phát đang trên đà tiến đến mức 2%. Tuy nhiên, việc cắt giảm lãi suất chậm hơn có thể làm giảm nhu cầu dầu và tác động tiêu cực lên giá dầu.

Trong nước, Liên Bộ Công Thương - Tài chính vừa quyết định tăng giá bán lẻ xăng RON 95-III tăng 416 đồng/lít và giao dịch ở mức 25.237 đồng/lít. Trong khi đó, giá bán lẻ xăng E5 RON 92 tăng 378 đồng/lít và giao dịch mới ở mức 24.226 đồng/lít. Tuy nhiên, giá các mặt hàng dầu biến động trái chiều.

Cụ thể, giá dầu diesel giảm 164 đồng/lít và giao mới về mức 21.446 đồng/lít. Cùng với đó, giá dầu hỏa bán lẻ giảm 178 đồng/lít xuống còn 21.416 đồng/lít. Tuy nhiên, ngược chiều với dầu mazut tăng 198 đồng/kg, lên mức 17.206 đồng/kg.

Ở kỳ điều hành này, cơ quan quản lý không thực hiện trích lập quỹ bình ổn giá xăng dầu với dầu đồng thời tiếp tục không chi sử dụng quỹ bình ổn giá với tất cả các mặt hàng xăng dầu. Liên quan đến điều hành giá xăng dầu, Bộ Công Thương vừa ban hành dự thảo Nghị định sửa đổi về kinh doanh xăng dầu.

Dự thảo mới đưa quy định định kỳ 7 ngày sẽ công bố giá thế giới bình quân (dự thảo lần 1 lấy bình quân 15 ngày) và cho phép doanh nghiệp đầu mối cộng các khoản chi phí kinh doanh, lợi nhuận định mức để công bố giá bán ra thị trường. Tuy nhiên, giá bán ra của doanh nghiệp không được cao hơn mức giá được tính toán theo công thức.

Giá xăng dầu hôm nay 17/4/2024: Dự báo tăng vượt mốc 25.000 đồng/lít?

Mới đây, Bộ Công Thương vừa có văn bản hỏa tốc gửi Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, thương nhân ...

Giá xăng dầu trong nước đồng loạt điều chỉnh tăng: "Phá" mốc 25.000 đồng/lít

Từ 15h chiều nay (17/4), Liên Bộ Công Thương - Tài chính đã thực hiện điều chỉnh giá xăng dầu theo chu kỳ.

Thanh Hằng