Giá thép hôm nay 25/7: Hạ nhiệt sau chuỗi tăng mạnh
Sau gần một tuần liên tục tăng giá, giá thép hôm nay 25/7/2025 quay đầu giảm nhẹ.

Giá thép hôm nay 25/7: Hạ nhiệt sau chuỗi tăng mạnh
Sau gần một tuần liên tục tăng giá, giá thép hôm nay 25/7/2025 quay đầu giảm nhẹ.
Giá thép thế giới giảm nhẹ do áp lực nguồn cung gia tăng
Cập nhật sáng sớm ngày 25/7, giá chốt phiên giao dịch ngày 24/7 ghi nhận thép thanh giao tháng 10 trên sàn Thượng Hải giảm gần 0,1%, xuống còn 3.280 nhân dân tệ/tấn; Quặng sắt trên sàn Đại Liên giảm 0,87%, còn 800,5 nhân dân tệ/tấn.
Đây là phiên điều chỉnh đầu tiên sau chuỗi 6 phiên tăng liên tiếp của giá thép Trung Quốc, đánh dấu sự thận trọng của thị trường trước sức ép từ phía cung.
Australia, cảng xuất khẩu lớn nhất ghi nhận lượng hàng hóa kỷ lục trong tháng 6. Riêng Fortescue Metals xuất khẩu đến 198,4 triệu tấn trong quý IV (kết thúc 30/6), mức cao nhất lịch sử của hãng.
Tại Brazil, Tập đoàn Vale sản xuất 83,6 triệu tấn quặng sắt trong quý II – cao nhất kể từ năm 2021.
Việc nguồn cung phục hồi đã phần nào làm chững lại đà tăng của giá quặng sắt – nguyên liệu đầu vào chính cho ngành thép.
Tuy nhiên, kỳ vọng về các gói kích thích kinh tế mới từ Trung Quốc vẫn đang là lực đỡ quan trọng cho giá thép. Bắc Kinh mới đây đã khởi động dự án thủy điện trị giá 1.200 tỷ nhân dân tệ, góp phần thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ vật liệu xây dựng như thép và bê tông trong thời gian tới.
Giá thép tại Mỹ tăng mạnh vì thuế nhập khẩu và cầu nội địa
Tại Mỹ, giá thép nội địa tiếp tục tăng cao. Steel Dynamics và Cleveland-Cliffs, hai nhà sản xuất thép lớn của Mỹ, đều tăng giá bán trong quý II. Tổng thể, giá thép tại Mỹ đã tăng 16% từ đầu năm 2025.
Theo báo The New York Times, nguyên nhân chính đến từ việc Tổng thống Donald Trump tăng thuế thép nhập khẩu lên 50% vào tháng trước. Động thái này khiến các doanh nghiệp nội địa có cơ sở tăng giá để bảo vệ biên lợi nhuận.
Ông Ned Hill, chuyên gia tại Đại học Bang Ohio, nhận định: “Khi giá thép nhập khẩu bị đẩy lên cao, nhà sản xuất trong nước đơn giản là đang phản ứng theo thị trường.”
Đối với các doanh nghiệp sử dụng thép như Kelair Products – chuyên sản xuất thiết bị giảm chấn kim loại ở Chicago – mức tăng giá từ 15% đến 18% trong năm nay đang gây áp lực lớn. Ông Jim Piper, chủ tịch công ty, nói: “Chúng tôi cố gắng không chuyển toàn bộ chi phí lên khách hàng, vì thật sự không biết điều gì sẽ xảy ra tiếp theo.”
Ngành xây dựng Mỹ cũng chịu ảnh hưởng kép khi giá vật liệu tăng trong khi nhu cầu sụt giảm. Ông Ken Simonson (Hiệp hội Nhà thầu Mỹ) cho biết: “Chi phí vật liệu đang leo thang, khiến các dự án trở nên đắt đỏ hơn trong lúc khách hàng thắt chặt đầu tư.”
Giá thép xây dựng trong nước ổn định
Trong khi thị trường thế giới điều chỉnh giảm, giá thép xây dựng tại Việt Nam vẫn giữ ổn định, phản ánh chính sách bình ổn giá của các doanh nghiệp nội địa. Cụ thể:
- Giá thép Hòa Phát:
CB240: 13.230 đồng/kg
CB300: 12.830 đồng/kg
- Giá thép Việt Ý:
CB240: 13.130 đồng/kg
D10 CB300: 12.520 đồng/kg
- Giá thép Việt Sing:
CB240: 13.130 đồng/kg
CB300: 12.930 đồng/kg
Mức giá này đã duy trì ổn định suốt hơn 1 tuần qua, trong bối cảnh giá nguyên liệu thế giới có nhiều biến động.
Dự báo và khuyến nghị
Dù giá thép thế giới vừa điều chỉnh giảm, đà phục hồi vẫn chưa kết thúc, nhất là khi các gói đầu tư công tại Trung Quốc và Mỹ đang được kỳ vọng tiếp tục đẩy mạnh tiêu thụ thép. Tuy nhiên, nguồn cung phục hồi mạnh cũng sẽ tạo áp lực nhất định lên giá trong trung hạn.
Các doanh nghiệp xây dựng, sản xuất cần theo dõi sát các diễn biến về thuế quan, dự án đầu tư lớn và nguồn cung quặng sắt, để có kế hoạch mua vào – dự trữ nguyên liệu phù hợp, tránh bị động trong giai đoạn giá biến động.
Thu Thủy