Góc nhìn CTCK về tiến trình nâng hạng của thị trường chứng khoán Việt Nam
Để sớm hiện thực hóa mục tiêu nâng hạng thị trường chứng khoán vào năm 2025 theo xếp hạng của FTSE Russell rất cần sự chung tay và nỗ lực từ các thành viên thị trường.
Thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ thu hút thêm hàng chục tỷ USD nếu được nâng hạng | |
Hệ thống KRX sắp chính thức vận hành, chứng khoán Việt tăng cơ hội được nâng hạng |
Ngày 26/4/2024, Ủy ban chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) lấy ý kiến dự thảo Quyết định ban hành Quy chế sử dụng Hệ thống công bố thông tin. Theo đó, UBCKNN sẽ triển khai báo cáo công bố thông tin một đầu mối đối với tổ chức niêm yết, đăng ký giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX), tổ chức niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh (HOSE).
Trước đó, vào ngày 20/3/2024, UBCKNN cũng đã lấy ý kiến các đơn vị, tổ chức, cá nhân đối với dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy định về GDCK trên hệ thống GDCK; bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán; hoạt động của Công ty chứng khoán và công bố thông tin trên thị trường chứng khoán.
BSC Research đánh giá đây là những nỗ lực của cơ quan quản lý trong việc chuẩn hóa lại hệ thống cũng như hướng đến giải quyết những nút thắt còn vướng mắc nhằm hướng đến mục tiêu nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam vào 2025.
Nhận xét của FTSE Russell về TTCK trong 3 kỳ đánh giá phân loại thị trường gần nhất
Nguồn: FTSE Russell, BSC Research |
Kể từ thời điểm báo cáo đánh giá tháng 3/2023 có phần kém tích cực của FTSE Russell, cơ quan quản lý đặc biệt là Bộ Tài chính, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước và các thành viên thị trường đã có những hành động và giải pháp quyết liệt để tháo gỡ các nút thắt còn thiếu trong khuyến nghị của FTSE. Kết quả trong 2 kỳ đánh giá gần nhất (tháng 9/2023 và tháng 3/2024) thị trường chứng khoán Việt Nam đã nhận được những đánh giá tích cực hơn đồng thời FTSE đã ghi nhận những nỗ lực của cơ quan quản lý - cụ thể là quyết tâm của người đứng đầu Chính Phủ - trong việc giải quyết các nút thắt còn vướng mắc.
Bên cạnh đó, Văn phòng chính Phủ ban hành thông báo 122/TB-VPCP kết luận của Thủ tướng tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ phát triển Thị trường chứng khoán 2024: theo đó Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước phải có các biện pháp, hành động khẩn trương nhằm tháo gỡ các nút thắt để sớm nâng hạng thị trường.
Mới đây nhất Bộ Tài chính, UBCKNN đang xin ý kiến các thành viên thị trường, nhà đầu tư nước ngoài trong việc sửa đổi một số các thông tư quan trọng bao gồm: Thông tư số 96/2020/TT-BTC ngày 16/11/2020, số 120/2020/TT-BTC ngày 31/12/2020, số 119/2020/TTBTC ngày 31/12/2020, số 121/2020/TT-BTC ngày 31/12/2020. BSC Research đánh giá nếu dự thảo được thông qua sẽ giải quyết phần lớn các vấn đề còn vướng mắc trong việc nâng hạng thị trường, bao gồm:
Đối với vấn đề "pre-funding": Về cơ bản đã gia tăng thẩm quyền, trách nhiệm cho các công ty chứng khoán trong việc đưa ra quyết định giao dịch ký quỹ không đủ 100% của nhà đầu tư nước ngoài. Trong ngắn hạn, nếu dự thảo này được thông qua và đi vào triển khai thí điểm nhận được phản hồi tốt từ các nhà đầu tư nước ngoài sẽ giúp thị trường chứng khoán ghi nhận được đánh giá tích cực từ FTSE - sớm nhất là trong kỳ đánh giá vào tháng 9/2024.
Về lâu dài, cần có sự chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước khi cho phép ngân hàng lưu ký đồng thời trở thành thành viên bù trừ bên cạnh hoạt động bù trừ thanh toán giao dịch chứng khoán theo cơ chế đối tác bù trừ trung tâm (CCP) được chính thức triển khai thực hiện sẽ là giải pháp toàn diện cho vấn đề này.
Nếu được sự chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước, vai trò của ngân hàng sẽ được gia tăng, san sẻ với các công ty chứng khoán trong việc phối hợp, trao đổi thông tin để xử lý triệt để vấn đề giao dịch không ký quỹ của nhà đầu tư nước ngoài nhằm giảm thiểu thiệt hại tối đa trong tình huống khách hàng không có đủ tiền thanh toán khi đến thời điểm cần thực hiện nghĩa vụ.
Về công bố thông tin, đảm bảo tính công bằng trong việc tiếp cận thông tin đối với nhà đầu tư nước ngoài. Theo lộ trình đến năm 2028 các công ty đại chúng sẽ bắt buộc công bố thông tin (định kỳ và bất thường) bằng song ngữ (tiếng Việt và tiếng Anh). Nếu triển khai thành công thị trường chứng khoán Việt Nam nhiều khả năng sẽ cải thiện đáng kể trong các kỳ đánh giá định kỳ của FTSE cũng như MSCI khi nhà đầu tư nước ngoài cho phản hồi tích cực về nội dung này. Trong tương lai gần vào tháng 6/2025, thị trường chứng khoán Việt Nam có thể được MSCI xem xét đưa vào danh sách theo dõi (Watch list) được nâng hạng lên thị trường mới nổi.
Bên cạnh đó, việc sửa đổi quy chế công bố thông tin là bước đi cần thiết tiếp theo để tạo điều kiện thuận lợi, chuẩn hóa quy trình cho các tổ chức niêm yết/đăng ký giao dịch thực hiện báo cáo, công bố thông tin trên hệ thống IDS cũng như hệ thống của các Sở giao dịch chứng khoán tạo điều kiện để các nhà đầu tư – đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài tiếp cận dữ liệu một cách chính thống, bài bản có hệ thống và hiệu quả.
BSC Research đánh giá nỗ lực của cơ quan quản lý kể từ tháng 7/2023 đến nay là rất tích cực trong việc chủ động tìm kiếm các giải pháp nhằm tháo gỡ các nút thắt trong phạm vi thẩm quyền của Bộ Tài chính, UBCKNN. Tuy nhiên, để sớm hiện thực hóa mục tiêu nâng hạng thị trường chứng khoán vào năm 2025 theo xếp hạng của FTSE Russell rất cần sự chung tay và nỗ lực từ các thành viên thị trường.
Các động thái của cơ quan quản lý nhằm nâng hạng TTCK (BSC Research tổng hợp). |
Đặc biệt sự tham gia, tìm kiếm giải pháp từ Ngân hàng Nhà nước, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đối với các vấn đề về: tỷ lệ sở hữu nước ngoài (room ngoại), vai trò của ngân hàng trong hệ thống thanh toán đối tác bù trừ trung tâm (CCP) theo đó xem xét cho phép ngân hàng lưu ký đồng thời trở thành thành viên bù trừ, xây dựng cơ chế để xem xét áp dụng chứng chỉ lưu ký không có quyền biểu quyết (Non-voting Depository Receipt) phù hợp với Luật Doanh nghiệp để áp dụng đối với các ngành nghề hạn chế sở hữu nhà đầu tư nước ngoài nhưng vẫn đủ hấp dẫn đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài.
Theo BSC Research, đảm bảo sự bình đẳng đối với nhà đầu tư nước ngoài (công bố thông tin song ngữ bằng tiếng Anh…) thì quá trình triển khai, vận hành sớm hệ thống KRX cũng là một yếu tố cần hết sức quan trọng – khi mới đây nhất việc “go-live” dự kiến vào tháng 5/2024 đã chưa thể hiện thực hóa được như kế hoạch, đây là sẽ thách thức lớn cho việc kỳ vọng vào sự chấp thuận nâng hạng của FTSE Russell đối với thị trường chứng khoán Việt Nam trong kỳ đánh giá tháng 9/2024.
Trong một diễn biến có liên quan, thị trường kỳ vọng hệ thống công nghệ KRX sẽ được đưa vào vận hàng trong tháng 5 này, nhưng UBCKNN mới đây đã có công văn hỏa tốc gửi HOSE cho rằng, chưa đủ cơ sở để chấp thuận đề nghị của HOSE về đưa hệ thống công nghệ thông tin KRX vào vận hành chính thức từ ngày 2/5/2024. HOSE chưa báo cáo Bộ Tài chính, Sở Giao dịch chứng khoán Việt Nam (VNX) và chưa có ý kiến của các đơn vị thụ hưởng (HNX và VSD) về việc áp dụng KRX. Chưa có biên bản nghiệm thu tổng thể giữa chủ đầu tư, nhà thầu và các đơn vị thụ hưởng; chưa thể hiện hệ thống KRX đã được đơn vị chủ quản phê duyệt cấp độ an toàn thông tin (cấp độ 4) theo quy định.
KRX là hệ thống công nghệ thông tin quản lý và điều hành giao dịch trên thị trường chứng khoán Việt Nam được bắt đầu triển khai từ năm 2012 với tổng trị giá 28,6 triệu USD. Theo dự tính của HOSE, giai đoạn triển khai hệ thống KRX kéo dài trong khoảng 18 tháng và dự kiến đưa hệ thống chính thức hoạt động vào quý I/2015.
Tuy nhiên, với nhiều lý do, hệ thống KRX sau nhiều năm vẫn chưa thể triển khai, nên chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường, nhà đầu tư. Chỉ khi KRX được đưa vào vận hành, thì mới mở ra cơ hội cho áp dụng các sản phẩm, giải pháp giao dịch và thanh toán mới cho thị trường mà lâu nay nhà đầu tư mong đợi như: giao dịch trong ngày (T+0), bán khống (short selling), rút ngắn thời gian thanh toán, áp dụng hệ thống thanh toán bù trừ trung tâm (CCP)...
Sửa đổi bổ sung quy định về hoạt động đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 51/2021/TT-BTC hướng dẫn nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong hoạt động đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Tổ chức phát hành chứng chỉ lưu ký tại nước ngoài mở 01 tài khoản vốn đầu tư gián tiếp tại 01 ngân hàng lưu ký được phép kinh doanh ngoại hối
Sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 3 Điều 3
Nhà đầu tư nước ngoài thuộc trường hợp mở tài khoản vốn đầu tư gián tiếp theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối mở 01 tài khoản vốn đầu tư gián tiếp tại 01 ngân hàng lưu ký được phép kinh doanh ngoại hối để thực hiện hoạt động đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Tổ chức phát hành chứng chỉ lưu ký tại nước ngoài mở 01 tài khoản vốn đầu tư gián tiếp tại 01 ngân hàng lưu ký được phép kinh doanh ngoại hối để thực hiện hoạt động phát hành, hủy chứng chỉ lưu ký và các hoạt động khác có liên quan theo quy định của pháp luật.
Mọi hoạt động chuyển tiền để thực hiện các giao dịch, đầu tư, các thanh toán khác liên quan đến hoạt động đầu tư chứng khoán của nhà đầu tư nước ngoài thuộc trường hợp mở tài khoản vốn đầu tư gián tiếp theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối và hoạt động của tổ chức phát hành chứng chỉ lưu ký tại nước ngoài, nhận và sử dụng cổ tức, lãi được chia, mua ngoại tệ để chuyển ra nước ngoài (nếu có) và các giao dịch khác có liên quan đều phải thực hiện thông qua tài khoản vốn đầu tư gián tiếp.
Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 3 Điều 5
Dự thảo cũng sửa đổi, bổ sung quy định về nghĩa vụ trong hoạt động đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Theo đó, nhóm nhà đầu tư nước ngoài có liên quan có trách nhiệm chỉ định 01 thành viên lưu ký hoặc 01 công ty chứng khoán hoặc 01 công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán hoặc văn phòng đại diện của mình (nếu có) hoặc 01 tổ chức khác hoặc ủy quyền cho 01 cá nhân thực hiện nghĩa vụ báo cáo sở hữu, công bố thông tin theo quy định của pháp luật về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán.
Thông báo về việc chỉ định hoặc thay đổi tổ chức, cá nhân thực hiện nghĩa vụ báo cáo sở hữu, công bố thông tin được lập theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này phải gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, công ty con của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam trong thời hạn 24 giờ kể từ khi việc chỉ định hoặc ủy quyền có hiệu lực kèm theo bản sao hợp lệ Giấy phép thành lập và hoạt động hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký lập quỹ hoặc tài liệu tương đương của tổ chức được chỉ định; hoặc kèm theo bản sao hợp lệ hộ chiếu còn hiệu lực hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác đối với trường hợp cá nhân nước ngoài được ủy quyền.
Dự thảo cũng Bãi bỏ khoản 2 Điều 3 Thông tư số 51/2021/TT-BTC ngày 30 tháng 06 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong hoạt động đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước làm việc với FTSE Russell và Morgan Stanley về nâng hạng thị trường Chứng khoán Việt Nam đã cơ bản đáp ứng được phần lớn các tiêu chí xếp hạng của FTSE cho thị trường mới nổi sơ ... |
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước làm việc với World Bank và ASIFMA về vấn đề nâng hạng thị trường Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đang gấp rút phối hợp với các tổ chức quốc tế để hoàn thiện quy trình ký quỹ với ... |
Nhóm cổ phiếu ngân hàng dẫn dắt xu hướng hồi phục của chứng khoán Việt Nam Các chuyên gia của TCAM cho rằng, việc Fed có thể giảm lãi suất trong thời gian tới có thể mở ra cơ hội đầu ... |
Anh Vũ